Tạp chí

[Asama hướng dẫn] Đạp xe “chuẩn không cần chỉnh” với 5 kỹ thuật cơ bản

[Asama hướng dẫn] Đạp xe “chuẩn không cần chỉnh” với 5 kỹ thuật cơ bản
2020-11-21 15:24:00 - 4478

Đạp xe là môn thể thao mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và tinh thần cho người tham gia. Đạp xe tưởng chừng là bộ môn đơn giản, nhưng thực tế lại không hề giản đơn. Nếu bạn là người quan tâm đến việc tập luyện đạp xe đường trường chuyên nghiệp, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức nền tảng quan trọng nhất trước khi tham gia bộ môn này. Hãy cùng Asama khám phá những kỹ thuật đạp xe dành cho người mới bắt đầu nhé!

Kỹ thuật phanh xe đạp

Trước khi tiến đến những mục tiêu vận tốc đạp xe cao hơn, bạn cần học cách dừng xe an toàn. Kỹ thuật phanh xe đạp là một trong những kỹ thuật quan trọng, bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn trong suốt quá trình đạp mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của phanh.

Phanh trước ở bên phải ghi đông và phanh sau nằm ở vị trí bên trái. Phanh trước thường có nhiều lực dừng hơn phanh sau; việc này khiến cho nó có thể gây nguy hiểm khi nó được dùng một mình trong những trường hợp khẩn cấp. Trong trường hợp bạn chỉ sử dụng phanh sau, nó có thể gây ra hiện tượng “đuôi cá” đối với bánh sau của xe, khi nó dần mất đi độ bám đối với mặt đường.

Vì những lý do trên, việc kết hợp và sử dụng đồng đều cả hai phanh khi dừng là điều bạn nên làm. Khi lái xe trong những khu vực đông đúc hoặc ở một khoảng cách gần với những phương tiện khác, hãy đảm bảo tay bạn luôn ở vị trí sẵn sàng để có thể nắm lấy cả hai phanh khi bạn cần dừng lại.

Cách luyện tập: hãy tìm một bãi xe trống hoặc một khu dân cư ít người qua lại, bắt đầu đạp xe nước rút trong vòng 10 giây và thực hành phanh xe an toàn càng nhanh càng tốt. Điều này sẽ cho bạn những trải nghiệm về lực phanh của xe từ đó tính toán được thời gian bạn dừng xe một cách an toàn.

Kỹ thuật cân bằng

Kỹ thuật cân bằng là một trong những điều kiện cần để đi xe đạp một cách an toàn. Việc đạp xe thể thao đòi hỏi bạn phải phát triển kỹ năng này nhiều hơn một chút khi tốc độ của bạn tăng dần lên. Bạn cũng cần giữ giữ thăng bằng tốt hơn khi đi xe trong không gian chật hẹp hơn, chẳng hạn như khi tham gia giao thông hoặc đi xe theo nhóm với bạn bè.

Để phát triển kỹ năng này, hãy giữ tầm nhìn trên con đường mà bạn đang đi thay vì nhìn xuống mặt đất và chăm chăm vào những chướng ngại vật trên đường. Điều này sẽ giúp bạn rèn luyện được kỹ thuật cân bằng của mình tốt hơn; giữ cho tay lái không bị chao đảo.

Khi tham gia vào những chặng đua, bạn sẽ phải đi vòng quanh các góc cua với tốc độ cao hơn bình thường. Để làm việc này dễ dàng hơn, hãy hạ thấp trọng tâm của mình bằng cách đặt tay lên thanh ghi đông. Việc giữ thăng bằng này cho phép bạn có thể nghiêng xe đạp qua những khúc cua thay vì phải thay đổi hướng của ghi đông.

Cách luyện tập: Vì càng đi chậm thì thăng bằng càng khó, nên các bài tập đi xe chậm sử dụng những khúc cua có thể là một cách tốt để bạn phát triển khả năng giữ thăng bằng trên xe đạp. Thiết lập những chướng ngại vật hình nón trên một đoạn đường thẳng và di chuyển qua chúng mà không làm đổ.

Vị trí đạp xe

Vị trí tầm trung: Vị trí ngồi trung lập là vị trí phổ biến nhất của bạn đặt trên phần gù cao su bọc tay đề. Nếu đã chọn cho mình một chiếc xe phù hợp, cánh tay của bạn nên ở vị trí 90 độ so với thân mình. Ban đầu nếu chưa quen bạn đang cảm thấy cơ thể nghiêng về phía trước khá nhiều, nhưng khi thích nghi bạn sẽ cảm thấy thoải mái. Kỹ thuật đạp xe này phù hợp khi leo dốc, đạp nhóm và đạp đường dài

Vị trí đứng đạp: Vị trí này thường được sử dụng để leo dốc. Đây là kỹ thuật đạp xe đòi hỏi bạn phải tốn sức và tập trung nhiều hơn bởi bạn phải dồn trọng lượng vào phần bắp chân. Để áp dụng tư thế đạp đứng, bạn nên bắt đầu ở vị trí trung lập, sau đó đưa trọng lượng của bạn về phía trước khi bạn bắt đầu đứng. Bạn nên đạp liên tục và từ từ di chuyển đồng điệu với chuyển động của xe.

Kỹ thuật xử lý các góc cua

Khi đạp xe với tốc độ chậm, hầu hết những người mới bắt đầu thường rẽ cua bằng cách nghiêng cả phần tay lái và ghi đông. Cách rẽ cua đúng kỹ thuật nhất đó là nghiêng cả khung xe đạp theo hướng mà bạn muốn song song điều chỉnh hướng trọng lượng theo chiều ngược lại.

Lưu ý khi rẽ cua

Quan sát nơi bạn muốn rẽ: Trước khi cua bạn hãy quan sát thật kỹ xung quanh. Luyện tập kỹ năng quan sát xa hơn để tăng cường tầm nhìn ngoại vi. Khi xác định được khúc cua, hông của bạn quay theo cùng hướng bạn đang nhìn.

Phanh trước khi cua: Trước khi cua bạn nên giảm tốc độ lại bằng cách phanh nhẹ sau đó áp dụng các kỹ thuật cua như trên.

Đừng đạp khi đang cua: điều này có thể khiến bàn đạp của bạn đập xuống đất. Nếu lỡ không may xảy ra bạn vẫn nên cố giữ bình tĩnh và hoàn thành khúc cua, để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Cách điều hướng xe đạp

Có ba cách để điều khiển xe đạp: tay lái thẳng (Upright Steering), nghiêng người (Leaning) và đánh lái ngược hướng

Điều hướng thẳng (Upright Steering): điều hướng thẳng là khi bạn xoay ghi đông tay cầm của bạn và giữ cho cơ thể lẫn chiếc xe đạp ở vị trí thẳng đứng nhất có thể. Cách này áp dụng khi di chuyển tốc độ chậm và trong những điều kiện nguy hiểm, như ẩm ướt và trơn trượt.

Nghiêng người (Leaning): Đây là một trong những kỹ thuật đạp xe phổ biến nhất liên quan đến việc nghiêng xe đạp và cơ thể để rẽ nhằm giúp cơ thể đạt hình thái sắc bén hơn nhằm tăng khí động học