Tạp chí

Asama Việt Nam

NHỮNG MẸO NHỎ KHI ĐI XE ĐẠP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
2019-04-12 13:39:00 - 7766

   

Nếu bạn để ý, sẽ thấy càng ngày càng có nhiều người lớn tuổi đạp xe trong các khu vực nội thành lẫn ngoại ô thành phố. Sự gia tăng này không hề bất ngờ bởi lẽ nhận thức về việc nâng cao sức khỏe của người dân đã nâng cao. Bên cạnh đó là những lợi ích không thể phủ nhận của xe đạp đối với sức khỏe người cao tuổi như:

     - Hỗ trợ lưu thông khí huyết, điều hòa nhịp thở, tăng dung tích phổi

     - Giúp giảm huyết áp, giảm cân, cải thiện mức cholesterol, mang đến một trái tim khỏe mạnh hơn

     - Làm săn chắc cơ dưới, bôi trơn khớp nhẹ, tăng sức chịu lực, giúp cơ thể cân bằng và đứng vững

     - Mang đến sức mạnh tinh thần, giảm căng thẳng, tăng các hoocmon hạnh phúc như serotonin, dopamine, and phenylethylamine

   

Dưới đây sẽ là một vài mẹo nhỏ khi đi xe đạp mà Asama muốn chia sẻ với người cao tuổi:

   

Chuẩn bị cơ bản trước khi đạp xe

Trước khi đạp người cao tuổi nên chuẩn bị gì? Về cơ bản, cần phải nạp đủ năng lượng và uống chút nước trước khi tập luyện. Không được để cơ thể thiếu năng lượng. Ngoài ra, đừng quên việc khởi động nhẹ nhàng để tránh bị chuột rút, sai khớp, chấn thương.

   

Trang phục gọn gàng, thoải mái

Đi xe đạp thể dục đối với người lớn tuổi cũng như các môn thể thao phù hợp khác, cần sự thoải mái, rộng rãi. Nên tránh những trang phục quá bó sát hay quá thùng thình sẽ gây trở ngại cho quá trình tập luyện. Đồng thời, nên chọn loại xe đạp phù hợp với chiều cao, nhu cầu tập luyện theo sự tư vấn của cửa hàng, đại lý của Asama trên toàn quốc.

   

Đạp xe với thời gian vừa phải

Người cao tuổi không nên đi xe đạp quá lâu. Ở độ tuổi lớn dần, người cao tuổi không còn cơ thể dẻo dai, khỏe sức như những người trẻ. Nếu đi xe đạp quá lâu, các bộ phận trên cơ thể phải chịu tác động lớn đến lưng, bụng, mông, xương, chân... Nên dành thời gian đều đặn từ 30-60 phút/ngày để đi xe đạp. Ngoài thời gian này thì nên ngừng lại, đi bộ giải lao. Đừng biến việc tập thể thao thành nguyên nhân tạo ra những biến chứng cho cơ thể.

Cần lưu ý tư thế đạp xe đúng

Một số người thường đạp xe mang tính chất tự phát, không tìm hiểu kỹ thông tin, nên có những tư thế sai, ảnh hưởng nhiều đến xương, cơ thể. Tư thế đúng khi đạp xe là cơ thể hơi nghiêng về phía trước, đôi cánh tay được duỗi thẳng, đồng thời hóp chặt bụng lại, thở đều, hai đùi cần song song với thanh ngang của chiếc xe, và hơn hết cần sự phối hợp nhịp nhàng của đầu gối, hông...

 

Điều tiết tốc độ phù hợp

Đối với những người cao tuổi bắt đầu làm quen với môn thể thao xe đạp, cần điều chỉnh và tập ở mức độ chậm, rồi mới tăng lên từ từ. Tùy theo tình trạng của mỗi người mà điều tiết tốc độ phù hợp với sức khỏe, khả năng của mình. Quan trọng nhất vẫn là đảm bảo an toàn.

   

   

Tóm lại, việc sử dụng xe đạp là phương pháp tập luyện sức khỏe vô cùng hiệu quả, không tốn quá nhiều sức lực, phù hợp với tất cả mọi người, mọi độ tuổi, từ trẻ em đến những người cao tuổi. Xe đạp không chỉ là người bạn đồng hành, mà còn mang lại cho người cao tuổi những niềm vui, di chuyển đi lại thuận tiện, thân thiện với môi trường. Vì thế để có một sức khỏe tốt, người cao tuổi nên tăng cường rèn luyện thể thao, khỏe mạnh mỗi ngày, cùng với tham gia câu lạc bộ xe đạp để có người cùng chia sẻ sở thích đi xe đạp.